Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Trung tâm Lưu trữ quốc gia I vừa hoàn thành biên soạn và xuất bản công trình: “Tố chức bộ máy cấc cơ quan trong chính quyên thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu liru trữ (1862-1945)”.

Cần khẳng định ngay đây là một công trình rất có ích và cần thiết cho giới nghiên cứu lịch sử cận – hiện đại Việt Nam. Nội dung sách đã giới thiệu một cách có hệ thống mà cũng đầy đủ nhất từ trước đến nay các tài liệu và tư liệu lưu trữ từ năm 1862 đến năm 1945, nói một cách cụ thê là từ khi thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, cắm mốc cáo chung cho ché độ thuộc địa của Pháp trên đất nước Việt Nam. Qua nội dung công trình này, người nghiên cứu bộ máy cai trị mà thực dân Pháp áp đặt trên đầu, trên cổ nhân dân ta trên 80 năm dài đã có những tài liệu và tư liệu lưu trữ gốc, đầu tay, có thê tin cậy. Rõ ràng công trình: “Tố chức bộ máy các cơ quan trong chính quyên thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” là một cuốn sách công cụ được xây dựng công phu, bảo đảm tính khoa học cần có.

Qua công trình này, người nghiên cứu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng nhận thấy rằng thực dân Pháp đã thành lập rất sớm và tồ chức bộ máy cai trị ngày càng hoàn chỉnh phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc chiếm đóng và bóc lột khai thác để sớm biến Việt Nam thành một thuộc địa khai khẩn vào bậc nhất của tư bản Pháp dưới hình thái thực dân nhằm đảm bảo siêu lợi nhuận tối đa cho chủ nghĩa đế quốc Pháp.

Việc dịch tóm tắt từ tiếng Pháp ra tiếng Việt các văn bản, sắc lệnh, nghị định, quyết định… tuy có khó khăn vì khôi phục đúng ngôn ngữ xưa mà không phải là ngôn ngữ hiện đại, nhưng tập thể biên soạn công trình đã thực hiện một cách thận trọng, có gắng đến mức tối đa bám sát nội dung cần thê hiện, bảo đảm tính chính xâc, tính thời gian, tính khoa học cần có.

Ngoài ra, phần tóm tắt nội dung tài liệu và tư liệu lưu trữ bằng tiếng Việt làm cho người sử dụng yên tâm trong nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ còn giúp cho chúng ta ngày nay hiêu về cơ cấu tô chức nhà nước và nguyên tắc vận hành của nó trong tiến trình lịch sử dân tộc, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc cải cách hành chính hiện nay.

Các thành viên Ban biên tập công trình không bình luận lịch sử mà chỉ trình bày thực trạng lịch sử đê bạn đọc có tư liệu phong phú đê rồi tự mình xét đoán, nhận định, phê phán, chủ động khắc phục những mặt tiêu cực, tự giác phát huy những mặt tích cực, trên cơ sở đó tìm hiểu đúng đắn cơ sở lịch sử xã hội Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị.

Với các ưu điểm về nội dung như vậy, đó là chưa nói còn có phần Phụ lục (gồm từ điển chú giải, sách dẫn, danh sách Toàn quyền Đông Dương, danh sách Thống đốc Nam Kì, Thống sứ Bắc Kì tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh), tin chắc rằng công trình: “Tổ chức bộ máy cấc cơ quan trong chính quyên thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862-1945)” khi tới tay bạn đọc sẽ được nhiệt liệt hoan nghênh.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

ĐINH XUÂN LÂM

Phó Chủ tịch Hội Khoa học – Lịch sử Việt Nam

TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975

Về đại thắng mùa xuân năm 1975 Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là

Scroll to Top