Các sắc phong của cụ Đào Tấn (từ thời Tự Đức đến Thành Thái)
Thủ công Bộ thượng thư Thành Thái 6 (ở Bộ)
Tham tá các vụ (tại triều) thị giản học vĩ Đồng Khánh thứ (2)
Hàm Quang Lộc tử khanh phủ Doãn Thừa Thiên Đồng Khánh thứ (2)
Thành Thái năm 14 phong cho Đào Tấn
Lúc làm Phủ Doãn Thừa Thiên vua Tự Đức ban sau một buổi lễ cầu mưa
Bài ngự chế (chính tay vua viết) của vua Đồng Khánh thứ (2)
Hàm bằng Hồng lô Tự Khánh Thừa Phủ, Phủ Doãn Đồng Khánh năm (1)
Sắc phong cụ Đào Tấn làm Tổng Đức Nam Ngãi Thành Thái năm (10)
Các sắc phong của Đào Nhữ Tuyên (từ thời Khải Định đến Bảo Đại)
Chủ sự ty Khải Định năm thứ IV
Án sát Quảng Bình Bảo Đại (8)
Chủ sự Cẩn Bín Khải Định năm IV
Tri phủ Quảng Trạch, Bảo Đại năm thứ 4
Phong sắc án sát Quảng Bình Bảo Đại năm thứ VII
Sắc phong tại huyện Mộ Đức Khải Định thứ (10)
Trong thời gian làm việc tiếp cận các sắc phong của Đào Tấn và Đào Nhữ Tuyên tại gia đình ông Đào Tụng Phi, Đoàn công tác đã làm việc, trao đổi với gia đình và xin được sao chụp toàn bộ các sắc phong để đưa vào lưu trữ lịch sử của tỉnh bảo quản giữ gìn và phát huy giá trị tài liệu đến mọi công chúng trong xã hội. Đồng thời tuyên truyền để thế hệ con cháu mai sau mãi nhắc đến Danh nhân văn hóa “Đào Tấn” người có công sáng lập nghệ thuật tuồng Việt Nam.
Có thể khẳng định, các sắc phong trên là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng cần phải được bảo quản, giữ gìn cho muôn đời sau./.
Kim Hương, Phó Chi cục trưởng VTLT (Cập nhật ngày 23-08-2013)