Hướng tới ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”.

Châu bản năm Minh Mạng 19 (1838) cho biết từ đây quốc hiệu nước ta là Đại Nam, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Châu bản năm Minh Mạng 19 (1838) cho biết từ đây quốc hiệu nước ta là Đại Nam, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý giá, trong đó có Châu bản. Đây là tài liệu hành chính gốc duy nhất ở Việt Nam và thuộc số ít trên thế giới còn lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế trên văn bản. Với những giá trị đặc biệt về nội dung và hình thức, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.

Trải qua 143 năm tồn tại (1802 – 1945), triều Nguyễn đã lưu dấu ấn trong lịch sử về thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền, quan hệ bang giao, kiến thiết kinh đô, văn hóa giáo dục, đời sống xã hội, thiết chế hành chính, chế định luật pháp, khoa cử thư tịch…, tất cả đều được phản ánh rõ nét qua Châu bản triều Nguyễn.

Từ những nội dung trên, trưng bày giới thiệu đến công chúng hàng trăm trang tài liệu đặc sắc được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới và nhiều hiện vật tiêu biểu. Trong đó, nhiều văn bản quan trọng lần đầu tiên được công bố.
Một trong những điểm đáng chú ý của trưng bày lần này là không gian thiết kế ấn tượng kết hợp công nghệ trình chiếu, nghệ thuật sắp đặt, làm tôn lên giá trị của tài liệu, hiện vật trưng bày, hứa hẹn đem đến cho người xem những trải nghiệm sống động. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được trực tiếp tương tác để tìm hiểu, khám phá thêm nhiều thông tin lịch sử bổ ích, thú vị từ Châu bản.

Khu vực trưng bày đặc biệt thích hợp với học sinh, sinh viên, đem đến cho các bạn trẻ những bài học lịch sử bổ ích nhìn từ Châu bản, từ đó, có thể bổ trợ và làm phong phú thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa trong nhà trường.

Châu bản triều Nguyễn cho thấy nỗi niềm trăn trở của vua Tự Đức đối với các tướng sĩ nơi chiến trường, văn bản năm Tự Đức 12 (1859), nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Châu bản triều Nguyễn cho thấy nỗi niềm trăn trở của vua Tự Đức đối với các tướng sĩ nơi chiến trường, văn bản năm Tự Đức 12 (1859), nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA

Việc sử dụng các Châu bản để nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX và XX là không thể phủ nhận. Nhiều điểm mơ hồ sẽ được làm sáng tỏ trong các tài liệu này, mặc dù bị khiếm khuyết, nhưng nhiều sự thật được chấp nhận cho đến nay sẽ bị thử thách khi đối đầu với Châu bản.

(GS. Nguyễn Thế Anh)

Châu bản triều Nguyễn là một di sản văn hóa mang giá trị kép, vừa là vật thể vừa phi vật thể vô giá, không những “quý hiếm” mà còn “duy nhất”, “độc bản” được bảo tồn đến ngày nay…

(GS. NGND Phan Huy Lê)

Một số hình ảnh không gia trưng bày triển lãm:

Kỵ binh triều Nguyễn
Kỵ binh triều Nguyễn, ảnh sưu tầm
Trường thi dưới triều Nguyễn
Trường thi dưới triều Nguyễn, ảnh sưu tầm
Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838, đời Minh Mạng
Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838, đời Minh Mạng, ảnh sưu tầm

Một góc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”, ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Một góc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”, ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Nguồn tin: Theo Hồng Nhung (https://archives.org.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bình Định là điểm sáng về công tác lưu trữ

Bình Định là điểm sáng về công tác lưu trữ

Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo

NHÌN LẠI 40 NĂM CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN THƯ – LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG

NHÌN LẠI 40 NĂM CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN THƯ – LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG

Từ năm 1977 tên trường là Phân hiệu Trường trung học Văn thư – Lưu trữ ở phía nam đến nay được đổi tên thành Trường trung cấp Văn thư – Lưu trữ trung ương đã xây dựng và phát triển mô hình Trường đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô đào tạo ngày càng phát triển và đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế.

NGÔ ĐÌNH NHU VỚI SỰ NGHIỆP LƯU TRỮ, CHÍNH TRỊ VÀ GIA ĐÌNH

Trong lịch sử lưu trữ nhà nước Việt Nam, người được Nhà nước bổ nhiệm đầu tiên vào chức vụ cơ quan lưu trữ nhà nước trung ương là ông Ngô Đình Nhu. Ngô Đình Nhu sinh năm 1911 tại Huế. Quê quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Thân phụ của ông là ông Ngô Đình Khả, một trong các vị đại thần của triều đình nhà Nguyễn và mẫu phụ là bà Anna Phạm Thị Thân. Gia đình có 9 người con, 6 con trai, ba con gái, theo thứ tự: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Thị Hiệp, Ngô Đình Thị Hoàng, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện.
ky-niem-73-nam-ngay-truyen-thong-nganh-luu-tru-viet-nam-03-01-1946-03-01-2019

Kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống Ngành Lưu trữ Việt Nam (03/01/1946 – 03/01/2019)

Ngày 03/01/2019, Chi cục Văn thư – Lưu trữ đã tổ chức Kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống Ngành Lưu trữ Việt Nam (03/01/1946 – 03/01/2019). Đến dự kỷ niệm ngày truyền thống Ngành Lưu trữ có đồng chí Trịnh Xuân Long, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, đồng chí Huỳnh Thị Kim Hồng Phó Chánh Văn phòng Sở Nội vụ, cùng các đồng chí làm công tác văn thư, lưu trữ của Văn phòng Sở, Ban Thi đua – Khen thưởng, Ban Tôn giáo và công chức, viên chức, người lao động Chi cục Văn thư – Lưu trữ.
Scroll to Top