Thu thập tài liệu quý, hiếm

Kết quả sưu tầm, sao chụp tài liệu quý, hiếm vào lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định năm 2015

Thực hiện Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 13/8/2013 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam; Công văn số 1273/UBND-NC ngày 04/5/2011 của UBND tỉnh về việc sưu tầm, thu thập và thống kê lập danh mục tài liệu quý, hiếm của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

BÌNH ĐỊNH TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM “SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM ”

Ngày 01/11/2013, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong nước và những vấn đề đặt ra” tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; nằm trong Chương trình Hội nghị, chiều ngày 01/11/2013, tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ Bình Định đã tổ chức trưng bày, triển lãm giới thiệu các hoạt động về sưu tầm tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh nhằm phục vụ Hội nghị công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm ở trong nước và những vấn đề đặt ra.

BÌNH ĐỊNH: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SƯU TẦM TÀI LIỆU QUÝ, HIẾM

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tài liệu quý, hiếm đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác này. Hiện bước đầu cũng đã thu được những kết quả nhất định.

SƯU TẦM, THU THẬP TÀI LIỆU QUÝ, HIẾM CỦA “ĐÀO TẤN” DANH NHÂN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TUỒNG VIỆT NAM

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về sưu tầm, thu thập thống kê, lập danh mục tài liệu quý, hiếm của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Theo đó, ngày 14/8/2013 Sở Nội vụ thành lập Đoàn công tác gồm: Lãnh đạo Sở Nội vụ, Lãnh đạo Chi cục và cán bộ phòng chuyên môn thuộc Chi cục Văn thư – Lưu trữ đã xếp lịch làm việc về tài liệu quý, hiếm tại gia đình ông Đào Tụng Phi (cháu gọi Đào Tấn bằng ông cố), ở thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước để tiếp cận và sao chụp tài liệu quý, hiếm của Cụ Đào Tấn và con trai của cụ Đào Tấn là Đào Nhữ Tuyên; với số lượng 16 sắc phong, trong đó 09 sắc phong của cụ Đào Tấn và 06 sắc phong của Đào Nhữ Tuyên con trai của Cụ, với nội dung của các sắc phong như sau:

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bình Định là vùng đất trung tâm của miền trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chămpa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chămpa ở đây vẫn phát triển đến khi Nhà nước Chămpa mất vai trò lịch sử. Dấu tích dòng chảy văn hóa, dòng chảy kinh tế, dòng chảy xã hội ở nhiều địa phương trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn lưu giữ những tài liệu quý, hiếm là các văn bản tài liệu phản ảnh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội miền biển…

SƯU TẦM, THU THẬP TÀI LIỆU QUÝ, HIẾM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc sưu tầm, thu thập tài liệu qúy, hiếm của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử; Sở Nội vụ đã tổ chức Đoàn công tác trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh để tiếp cận, đối chiếu tài liệu quý, hiếm hiện đang lưu giữ tại các cơ quan và cá nhân, gia đình, dòng họ theo tiêu chí quy định của Nhà nước.

CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRONG VÀ NGOÀI TỈNH, BỔ SUNG VÀO PHÔNG LƯU TRỮ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Để công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm trong và ngoài tỉnh, bổ sung vào phông lưu trữ tỉnh Bình Định, ngày 02/5/2008 UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Công văn số 1299/UBND-LT và Công văn số 1273/UBND-NC ngày 04/5/2011 cho chủ trương thực hiện sưu tầm, thu thập và thống kê, lập Danh mục tài liệu quý, hiếm của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử còn phân tán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để Chi cục Văn thư – Lưu trữ đẩy mạnh việc thực hiện công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng

VỀ CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC SƯU TẦM, THU THẬP TÀI LIỆU QUÝ, HIẾM CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1. Công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm của địa phương hiện nay Thực hiện văn bản số 1299/UBND-LT ngày 02/5/2008 của UBND tỉnh về việc thu thập tài liệu quý, hiếm của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử, Phòng Lưu trữ lịch sử đã tham mưu Lãnh đạo Chi cục Văn thư – Lưu trữ tiến hành các nội dung công việc chủ yếu của công tác sưu tầm tài liệu quý, hiếm ở địa phương và ở các tỉnh đã thu được một số lượng tài liệu như: Sao chụp từ bản gốc được lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung, Bảo tàng Bình Định, Trung tâm Văn hóa huyện An Nhơn: Tài liệu của các dòng họ có niên đại đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh đời Lê, thời Tây Sơn và các Triều đại nhà Nguyễn, nhiều văn bản khế ước mua bán ruộng đất có niên đại từ đời Lê, Tây Sơn, sắc phong của cụ Đào – Thành Thái năm thứ 14 và nhiều tài liệu khác từ năm 1930 đến 1975. Nói chung, các sắc phong, gia phả này là đồ gia bảo của ông, cha họ tộc không thể tặng cho, ký gửi, bán tùy tiện cho bất cứ một cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số gia tộc đã hiến, tặng tài liệu, hiện vật quý của gia đình, dòng họ cho các bảo tàng, thư viện, cơ quan lưu trữ có chức năng để gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị tốt hơn.
Không còn bài viết nào để hiển thị
Scroll to Top