Từ xuân – hề năm 1972 đến “Điện Biên Phủ trên không”
Thực ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đến sau cuộc tân công Mậu Thân năm 1968 đã ngã ngũ rồi; thắng – bại của chiến tranh đã phân định, chỉ còn kết thúc như thế nào cho có lợi mà thôi. Vì thực tế đó, Mỹ cần đến một chiến lược chiên tranh – chiến lược Việt Nam hóa, đê’ chuyển cuộc chiến của thực binh Mỹ sang cho quân đội và chính quyền Sài Gòn. Cũng chính vì thực tế đó, Hội đàm Pari phải trải qua nhiều giai đoạn đâ’u tranh, phôi hợp đàm với đánh, chiến trường vói bàn hội nghị, để danh dự một nước lớn khi ra khỏi chiến tranh không bị tổn hại quá nhiều. Nhưng tình trạng ây cũng không thể kéo dài mãi được; khi quyền lợi của nước Mỹ gắn liền với từng nhiệm kỳ Tổng thông, thì năm 1972 trở thành năm quyết định cho cả một quá trình nỗ lực cần phải đi đến sự kết thúc, bâ’t kể hậu quả như thế nào.
Bắt đầu từ cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè năm 1972 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam khiến Mỹ buộc phải “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh. Tiếp đó là những đòn tiến công trên bàn đàm phán khiến cả nước Mỹ phải chọn vân đề kết thúc chiến tranh Việt Nam làm đề tài số 1 trong cuộc bầu cử Tổng thông Mỹ. Kết thúc khi phái hiếu chiên thắng cử trong cuộc bầu chọn khiến đế quốc Mỹ lần đầu tiên sử dụng “Thần tuợng không lực” đê mưu tính một đòn cân não với đô’i phương, nhưng họ lại phải chịu một trận “phản đòn” không thê’ chịu đựng nổi.
Với ba diễn biến quan trọng âỳ của năm 1972, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự dễ thống nhát coi đây là năm bản lề của chiến tranh Việt Nam. Mỹ và chính quyền Sài Gòn lúc đó hy vọng cho đến năm 1972 biện pháp bình định nông thôn sẽ là chìa khóa thắng lợi của Việt Nam hóa chiến tranh, năm 1972 là năm then chốt của toàn cuộc chiến. Nhưng thực tê’ cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều bâ’t ngờ với quy mô và hệ quả của những diễn biến trong năm then chốt của họ.
Cuồn sách Từ Xuân – Hè năm 1972 đêh “Điện Biên Phủ trên không” qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (Sách tham khảo), đã lần đầu tiên công bô’ những tài liệu của các phông lưu trữ về chính quyền Sài Gòn thời kỳ chiến tranh 1954-1975. Sách có ba phần chính: Chiến lược Việt Nam hóa chiên tranh; Chiến trường miền Nam Việt Nam Xuân – Hè năm 1972; Tại sao 12 ngày đêm. Qua ba phần của cuốn sách này, sẽ thấy hiện lên một thực tê’ là: Mỹ không thê’ dùng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đê’ thay màu da trên xác chết; không thê’ dùng sức mạnh quân sự tàn bạo đê’ rút lui trong danh dự được; chính Mỹ là bên không thê’ chịu đựng nổi tổn thâ’t, phải dừng cuộc đô’i đầu và ký Hiệp định Pari, chứ không phải quân dân Việt Nam may mắn “chỉ có” 12 ngày đêm; chính quyền và quân đội Sài Gòn không thê đeo bám mãi chính sách thực dân mới của Mỹ, không thê’ chông lại nhân dân và quân đội cách mạng đang thực hiện cuộc kháng chiến cứu nước tiên tới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Không thể đưa ra hết hàng trăm mét tài liệu của chính quyền Sài Gòn hiện đang lưu giữ trong Trung tâm Lưu trữ quô’c gia II tại Thành phô’ Hổ Chí Minh. Việc lựa chọn những tài liệu tiêu biểu và rõ ràng nhất liên quan đến những sự kiện lịch sử giai đoạn quan trọng này là một việc làm cần thiết và râ’t có ý nghĩa, góp phần sáng tỏ thêm sự thật: Tham vọng về sức mạnh quân sự của Mỹ thời Tổng thống Níchxon, cùng vói bản châ’t phản dân hại nước của chính quyền Sài Gòn do Nguyên Văn Thiệu cầm đầu, là những nguyên nhân chính của việc kéo dài chiến tranh.
Trong số những tài liệu của chính quyền Sài Gòn, có cả những tài liệu thu được trong chiến tranh từ đô’i phưong (tài liệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng những tài liệu â’y để lên tiếng và chống đôì; vì thế, khi công bô’ trong cuốn sách này, càng thâỳ rõ thực tê’ khách quan cuộc đâu tranh giữa một bên chính quyền tay sai phản động, hiếu chiến, với một bên chính quyền cách mạng kháng chiến chính nghĩa.
Lại thấy trong dịp kỷ niệm 40 năm chiên thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (1972-2012) có nhiều sách, ấn phẩm, tài liệu phong phú về thắng lợi có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cũng là thắng lọi hiếm có trong lịch sử chiến tranh của thê’ giói hiện đại. Nhưng vẫn thây cuô’n sách này là tập tài liệu có hệ thông về những gì ngày â’y bên kia chiến tuyến đã diễn ra. Các tác giả đã làm một công việc thiết thực để chào mừng một sự kiện lịch sử, nhưng quan trọng hơn là với khoảng cách 40 năm đã giúp cho những thế hệ “Lớp cha trước, lớp con sau; đã thành đồng chí chung câu quân hành” xưa và nay, càng nhìn sáng rõ hơn, toàn diện hơn cái hào hùng của lịch sử dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách quý cùng bạn đọc!
Thành phố Hổ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
PGS.TS. Hà Minh Hồng