Về đại thắng mùa xuân năm 1975

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một trong những cuộc kháng chiến kéo dài nhất, oanh liệt nhất và đã chiến thắng vẻ vang trọn vẹn. Là bưóc phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là thành quả của ý chí đoàn kết và tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của toàn dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn là sự phát triển liên tục từ Đồng Khởi – bước phát triển nhảy vọt về chất của cách mạng miền Nam, làm phá sản các chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt” cho đến “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường, v.v. và chiến thắng xuân Mậu Thân 1968 đã làm thất bại chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.

Thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đế quốic Mỹ kéo dài chiến tranh bằng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” cực kỳ tàn ác và thâm độc, thậm chí “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh, phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đôì với miền Bắc và đỉnh cao nhất là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuôì năm 1972 khi nhận thấy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có thể bị phá sản hoàn toàn. Thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mỹ buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pari (27-01-1973).

Sau Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ vẫn tăng cường viện trợ về quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Con đường phát triển của cách mạng miền Nam vẫn phải là tiếp tục tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại chính quyền tay sai của Mỹ, giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước. Trong bôì cảnh đó, không chỉ nắm vững tình hình, nắm vững thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo và linh hoạt để đưa cách mạng tiến lên, đến cuối năm 1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm động viên ồức mạnh của quân dân cả nước hoàn thành giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.

Sau chiến thắng Phước Long (01-1975), thế và lực của ta tăng lên, khả năng Mỹ đưa quân trồ lại là không thể, Bộ Chính trị đi đến quyết định mở cuộc tiến công chiến lược để hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng, và cuối cùng là chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã toàn thắng vào lúc 111130 ngày 30-4-1975, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thông nhất đất nưốc.

Vừa tròn 35 năm kể từ khi cuộc tổng tấn công và nổi dậy mua Xuân 1975 thắng lợi, đã có không ít các học giả, các nhà quân sự, các chính khách trong nước và nưốc ngoài nghiên cứu về những sự kiện lịch sử của cuộc kháng chiến và chiến thắng vẻ vang này. Những nghiên cứu đó đã góp phần đưa đến một cái nhìn tổng quát về cuộc chiến tranh cách mạng của quân và dân ta, đã minh chứng cho sự thật không thể chối bỏ về thắng lợi của chính nghĩa, của đường lối chông Mỹ, cứu nước đứng đắn và sáng tạo, của niềm tin tất thắng – “Bắc Nam sum họp một nhà” trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Đại thắng mùa Xuân nàm 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: v ề Đ ại thắng mùa Xuân năm 1975 qua tài liệu của chinh quyền Sài Gòn. Cuốn sách gồm ba chương: Chương I: Chính quyền Sài Gòn vởi Hiệp định Pari năm 1973; Chương II: Từ thất thủ Phước Long đến phòng tuyến Phan Rang; Chương III: Từ cửa tử Xuân Lộc đến sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ biên soạn, tuyển chọn trên cơ sở tập hợp những tài liệu của chính quyền Sài Gòn thu thập, ghi chép về những sự kiện lịch sự diễn ra trong giai đoạn từ khi Hiệp định Pari năm’ 1973 được ký kết đến kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giẵi phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. Cho dù qua tư liệu mà chính quyền Sài Gòn và báo chí phía bên kia để lại đã không thể phản ánh đầy đủ về biên niên sự kiện, về nguyên nhân thất bại và những thương vong, tổn thất của họ để lại kể từ sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, đặc biệt là trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Tuy nhiên, lịch sử luôn được quy chiếu trên cơ sở các sự kiện và sự thật, do vậy, cuốn sách có giá trị tham khảo, giúp cho bạn đọc có được thêm tư liệu theo hướng tiếp cận khác, để qua đó càng hiểu thêm về ý nghĩa vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 3 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Scroll to Top